Một sản phẩm hay mẫu thử sẽ được bắt đầu từ ý tưởng, từ nhu cầu thị trường. Thiết kế phần cứng, phần mềm của sản phẩm sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tính năng, chi phí và thời gian hoàn thiện. Giai đoạn thiết kế – thi công phần cứng và phần mềm bao gồm các việc liên quan đến chuyên môn phần cứng và các việc liên quan đến chuyên môn phần mềm và cả những việc cần phối hợp cả hai. Bài viết này sẽ trình bày 5 bước thiết kế – thi công phần cứng và phần mềm để tạo thiết bị mẫu thử (prototype) hệ thống nhúng, IoT.Continue Reading

Bên cạnh các đánh giá liên quan đến chiếm dụng tài nguyên bộ nhớ, độ tin cậy – tỉ lệ cập nhật thành công thì thời gian thực hiện cập nhật chương trình từ xa cũng là một tiêu chí quan trọng cần thử nghiệm và đánh giá trong nghiên cứu này.  Khối DWT (Data Watch and Trace) bên trong vi xử lý ARM Cortex – M được sử dụng để đếm số clock cycles của vi xử lý khi thực hiện cả quá trình cập nhật chương trình từ xa và các quá trình thành phần. Ba chương trình ứng dụng với kích cỡ lần lượt là 15KByte, 30KByte và 60KByte. Mỗi chương trình được biên dịch tạo thành 1 tập tin dạng HEX và một tập tin dạng BIN. Thử nghiệm cập nhật chương trình 100 lần với mỗi tập tin.Continue Reading

Sau khi hoàn thành thiết kế phần cứng và hoàn thành chương trình thực nghiệm sử dụng thư viện cập nhật chương trình từ xa thì tỉ lệ cập nhật chương trình đã được kiểm thử với 03 chương trình ứng dụng với 03 kích cỡ khác nhau là 15KByte, 30KByte và 60KByte. Mỗi chương trình được biên dịch và tạo thành 1 tập tin dạng Hex và 1 tập tin dạng Bin. Mỗi tập tin được thử nghiệm 100 lần và cho kết quả tỉ lệ cập nhật thành công là 100%. Kết quả này cho thấy độ tin cậy của thư viện xây dựng được trong việc cập nhật thành công là rất cao, có thể áp dụng thực tế được.Continue Reading

Với tính năng cập nhật chương trình từ xa, có những tiêu chí mà nhóm nghiên cứu đã quan tâm và thực hiện đánh gia bao gồm: tiêu chí thứ nhất là việc chiếm tài nguyên bộ nhớ khi triển khai tính năng OTA; tiêu chí thứ hai là tỉ lệ thành công khi thực hiện OTA, độ tin cậy khi thực hiện OTA; tiêu chí thứ ba là thời gian thực hiện quá trình OTA. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày về tiêu chính đầu tiên một cách cụ thể. Continue Reading

Thư viện cập nhật chương trình từ xa đã được nhóm nghiên cứu thực hiện hoàn thiện kèm với phần cứng và chương trình ứng dụng mẫu để có thể thử nghiệm và đánh giá kết quả. Kết quả nhóm nghiên cứu thực hiện đã tạo ra các sản phẩm cụ thể về phần cứng và phần mềm được trình bày trong bài viết này. Continue Reading

Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ và đặc biệt là xu thế vạn vận kết nối Internet, ngày càng nhiều thiết bị nhúng kết nối vào Internet được sử dụng khắp nơi trên thế giới trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới áp lực của sự phát triển, các thiết bị sau khi đưa vào sử dụng thì mới phát hiện các lỗi hay cần nâng cấp thêm để bổ sung, tối ưu các tính năng. Trong đó, nhiều thiết bị được lắp đặt sử dụng tại những nơi mà con người hay đội ngũ kỹ thuật khó có thể tiếp cận được, điều nay dẫn đến những khó khăn trong quá trình thay đổi chương trình chạy trên thiết bị. Trong chuỗi bài viết này nhóm nghiên cứu sẽ chia sẻ các yếu tố kỹ thuật liên quan đến quá trình cập nhật từ xa cho thiết bị nhúng. Từ đó, thực nghiệm cập nhật chương trình từ xa, xây dựng thử nghiệm và đánh giá thư viện chương trình cập nhật từ xa trên mô hình cụ thể.Continue Reading

Nội dung các phần trước đã trình bày cơ sở lý thuyết về cập nhật chương trình từ xa và nền tảng phần cứng thực nghiệm. Trong bài viết này, mình sẽ thiết lập một số tiêu chí thiết kế quan trọng cho tính năng này và lựa chọn phương pháp cập nhật chương trình từ xa phù hợp để làm thực nghiệm cho vi điều khiển STM32 lõi ARM Cortex M3/4.Continue Reading

Để thiết lập kết nối thiết bị với máy chủ FTP chứa tập tin firmware, người thiết kế cần kiểm tra hoạt động của module SIM 3G/4G, mở kết nối TCP/IP cho module SIM để module có thể truy cập Internet, từ đó thông qua các thông tin của máy chủ để thiết lập kết nối FTP và tải tập tin. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bước cơ bản cho quá trình kết nối thiết bị với máy chủ để phụ vụ cho quá trình tải và kiểm tra tính toàn vẹn của tập tin trước khi thay thế chương trình ứng dụng sẽ thực thi tại thiết bị. Continue Reading

Yêu cầu sản phẩm trên thị trường các thiết bị Nhúng có kết nối Internet đang thay đổi nhanh hơn yêu cầu đối với các sản phẩm truyền thống. Ngoài ra, mạng 3G/4G được áp dụng rộng rãi và đang phát triển. Các áp lực về thời gian để tiếp cận thị trường nhanh hơn, có khả năng ảnh hưởng đến thời gian thử nghiệm của sản phẩm. Vì những lý do này, việc nâng cấp firmware có thể tăng thêm giá trị đáng kể cho các sản phẩm bằng cách cho phép các nhà phát triển nâng cao chức năng sản phẩm theo thời gian và triển khai sửa lỗi sau khi sản phẩm được triển khai.Với mục tiêu nghiên cứu và chia sẻ các kiến thức và thực nghiệm về nhật chương trình từ xa cho các thiết bị nhúng kết nối Internet, nhóm nghiên cứu tại Cộng đồng Kỹ thuật TAPIT rút ra những kết luận và một số hướng phát triển tiếp theo.Continue Reading

Ngày nay, các thiết bị 4G có mặt ở hầu hết mọi nơi và chi phí giá thành cũng không cao, tính khả dụng rộng rãi như vậy làm cho nó trở thành lựa chọn ưu tiên trong vai trò kết nối vào Internet của các thiết bị nhúng/thiết bị IoT, nhất là đối với các thiết bị có tính di động và các thiết bị được lắp tại những nơi không có sóng  WiFi hoặc khó triển khai dây dẫn Ethernet.Continue Reading