Tầm quan trọng và hướng dẫn về cách tìm, đọc tài liệu khoa học

1. Tầm quan trọng của việc làm khảo sát (survey):
Chúng ta trong quá trình làm việc hay nghiên cứu khoa học; hay làm luận văn, đồ án sẽ có cơ hội tiếp cận với các chủ đề mới, hoặc một mảng kiến thức mới. Và hầu hết với các bạn sinh viên, một trong những cách phổ biến nhất các bạn thường sử dụng là sử dụng các công cụ tìm kiếm như google search và tìm kiếm với từ khóa có liên quan đến đề tài của mình đảm nhận. Nếu may mắn, các bạn sẽ tìm được vài nguồn dữ liệu có khả năng sử dụng được. Cách tiếp cận như vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện đề tài của các bạn, chẳng hạn như sau:

  • Phương pháp được sử dụng tham khảo lỗi thời, hoặc không áp dụng được vào trong đề tài của mình (mặc dù nhìn bài toán rất tương đồng). 
  • Không bao quát được các trường hợp hoặc các khó khăn có thể xảy ra trong đề tài của mình.

Vì vậy việc có một khảo sát tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho việc thực hiện đề tài. Vì khi có được một khảo sát tốt, chúng ta sẽ có được cái nhìn tổng quan về đề tài; hoặc các giải pháp khác nhau để giải quyết đề tài; v…v

Nhưng làm thế nào để có thể có một khảo sát tốt. Câu trả lời là chúng ta phải đọc rất nhiều các bài báo khoa học, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Quá trình này có thể tiêu tốn vài ngày, đến vài tuần, thậm chí cả tháng. Chúng ta còn cần phải có kỹ năng tổng hợp và lưu trữ các thông tin liên quan đến đề tài. Làm thế nào để có thể rút gọn quá trình này?

  • Cách đầu tiên, chúng ta có thể tận dụng các bài báo khảo sát của các nhà nghiên cứu khác. Bằng cách sử dụng thêm từ khóa “survey”, “overview” kèm với tên từ khóa liên quan đến đề tài  (thường là tên đề tài), chúng ta có thể tìm kiếm được các bài báo tổng quan đã được hệ thống sẵn. Ví dụ như:


Bằng cách đọc các tóm tắt tại đây, chúng ta có thể có được cái nhìn tổng quan một cách nhanh chóng hơn

  • Đôi lúc, chúng ta sẽ không tìm được các bài báo kiểu survey/overview, vậy thì chúng ta có thể chọn một bài báo khoa học nào đó và tìm đến mục related works/previous works ( thường ở mục số 2), đôi lúc sẽ nằm ở mục introduction. Bằng cách đọc tổng quan ở đây, kết hợp với tìm đến mục trích dẫn các tài liệu tương ứng, chúng ta sẽ có được cái nhìn tổng quan khá tốt.

2. Chia sẻ về các nguồn dữ liệu

Khi tìm kiếm các bài báo khoa học, thì việc chọn một nguồn chất lượng ảnh hưởng rất lớn đến đề tài. Vì vậy, có một số kinh nghiệm chia sẻ để chúng ta chọn ra các nguồn hiệu quả hơn.

  • Chúng ta nếu chỉ tìm kiếm thông tin tập trung vào các bài báo khoa học (paper,letter), thì sử dụng https://scholar.google.com/ sẽ có khả năng tốt hơn, vì đây chỉ tập trung vào các bài báo khoa học.
  • Sử dụng https://www.google.com sẽ ra nhiều kết quả như các bài chia sẻ trên blog, web hơn.
  • Khi tìm kiếm trên google scholar, sẽ có rất nhiều kết quả khác nhau. Các bài báo khoa học có nhiều trích dẫn hơn thì thường sẽ có giá trị học thuật hơn, và chúng ta nên ưu tiên tập trung vào. Tất nhiên đây chỉ mang tính tương đối, vì các bài báo khoa học được công bố càng gần với thời điểm thì tất nhiên sẽ ít trích dẫn hơn.
  • Chúng ta cũng nên ưu tiên các bài báo có thời gian công bố gần hơn, tầm khoảng 3-5 năm trở lại. Kết hợp với xem xét yếu tố số lượng trích dẫn thì chúng ta có thể có được một bài báo khoa học chất lượng
  • Các bài báo khoa học thường được công bố tại nhiều nơi khác nhau. Việc chọn các bài báo được công bố tại nơi uy tín cũng rất quan trọng. Chúng ta ưu tiên sử dụng các nguồn chất lượng như IEEE, các tạp chí (Journal) như IEEE Access,….
  • Tuy nhiên cũng sẽ có những nơi công bố mà chúng ta nên cân nhắc không sử dụng vì phần lớn chất lượng các bài báo khoa học trong các tạp chí này thấp (chi tiết hơn các bạn có thể có thể tham khảo tại https://beallslist.net/ ), tên nơi xuất bản có thể tìm thấy ở đầu mỗi bài báo.
  • Có một số bài báo khoa học chúng ta có thể xem miễn phí. Tuy nhiên một số lại không (ví dụ như từ ieee). Vậy chúng ta có thể sử dụng trang web thần thánh https://sci-hub.se/ để có thể đọc được các tài liệu đó đó. 
  • Có một số bài báo khoa học tại một số địa chỉ chúng ta có thể xem miễn phí, tuy nhiên một số lại không. Mình thấy có trang web https://sci-hub.se/ cũng thường được sử dụng để tham khảo các bài báo khoa học và trang này các bạn có thể tải được các bài báo mà không tốn phí. 

Sci-hub sẽ cung cấp cho chúng ta các bài báo cần tìm mà không thể đọc một cách miễn phí. Và nếu các bạn có sử dụng ứng dụng chat telegram, các bạn có thể add con bot sci-hub để giúp mình tìm và tải các bài báo giúp chúng ta tự động. 

Hi vọng với một số chia sẻ nhỏ có thể giúp cho việc nghiên cứu trở nên hiệu quả hơn. 

Lê Hữu Duy
Ban cố vấn Kỹ thuật Cộng đồng TAPIT

[HỌC ONLINE: LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN STM32, VI XỬ LÝ ARM CORTEX – M]
Xem thêm Tổng hợp các bài hướng dẫn Lập trình vi điều khiển STM32 tại đây.
Xem thêm Tổng hợp hướng dẫn Internet of Things với NodeMCU ESP8266 và ESP32 tại đây.