Giới thiệu cuộc thi Thiết kế Kỹ thuật TDC – Technical Design Contest

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia hàng loạt các hiệp định bao gồm các chương trình riêng về môi trường và phát triển bền vững, hơn 300 hiệp định môi trường song phương và đa phương đã được ký kết, việc thực hiện các hiệp định còn gặp nhiều vấn đề như thiếu năng lực giám sát các tiêu chuẩn môi trường và thực thi các biện pháp trừng phạt đối với các hành vi vi phạm tiêu chuẩn đó. Giáo dục là một công cụ quan trọng để giải quyết các vấn đề khác nhau của quốc gia, tháng 8/2020 Việt Nam đã ban hành công văn 3089 về thúc đẩy giáo dục STEM trong trường học. Giáo dục STEM có tiềm năng đóng góp vào cải thiện chất lượng môi trường và theo dõi các hoạt động của chính phủ rất tốt. Cuộc thi thiết kế kỹ thuật TDC chủ đề Giải pháp thông minh trong khoa học môi trường là một cơ hội để đánh giá và thúc đẩy chủ đề này.

1. Giới thiệu cuộc thi

1.1. Ban tổ chức

Dự án AirSENSE được xây dựng bởi các thành viên SPARC lab, với mục đích học và dạy học STEM và giải quyết vấn đề Ô nhiễm không khí sử dụng khoa học công dân thực hiện bởi Phòng thí nghiệm Signal Processing and Radio Communications được sáng lập bởi Tiến sỹ Hàn Huy Dũng, Viện Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Phòng thí nghiệm tập trung về nghiên cứu ứng dụng sử dụng các hệ thống Internet of Things, các thuật toán trí tuệ nhân tạo, mạch điện tử.

Thiết bị AirSENSE đo nồng độ bụi PM10, PM2.5, PM1, CO, nhiệt độ, độ ẩm và có thể thay đổi để tích hợp thêm các sensor khác. Thiết bị AirSENSE có thể truyền số liệu thời gian thực thông qua Wifi hoặc lưu 3 tháng số liệu vào thẻ nhớ. Thiết bị AirSENSE sử dụng điện lưới hoặc sử dụng pin với thời lượng lên tới 1 ngày. Đây là công cụ đã được ứng dụng trong các hoạt động giáo dục STEM cho học sinh và sinh viên, đóng góp các nghiên cứu về khoa học môi trường không khí. Hiện nay Dự án AirSENSE đang phát triển ứng dụng sản phẩm rộng hơn cho giáo dục và sâu hơn trong xử lý vấn đề môi trường ô nhiễm.

Cuộc thi được tài trợ thông qua dự án AirSENSE bởi Đại sứ quán Mỹ, công ty SI-Synergy Nhật Bản, Quỹ Sáng kiến “Vì không khí sạch – Thành phố xanh” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ và Trung tâm Sống và học tập vì Môi trường và Cộng đồng điều phối, Công ty HTC, cùng các đơn vị tài trợ, phối hợp khác.

  • Chủ nhiệm tổ chức cuộc thi: Thầy Hàn Huy Dũng. Đơn vị: SPARC Lab, Viện Điện tử Viễn Thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Điều phối chung cuộc thi: Chị Trần Thị Hồng Hiền.
  • Các đơn vị hợp tác tổ chức nhóm Mentor cuộc thi: Cộng đồng Kỹ thuật TAPIT, Cộng đồng Kỹ thuật Dezone và Cộng đồng Kỹ thuật BK Start.

1.2. Quá trình tổ chức

Cuộc thi được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2019 tại TP Hà Nội. Cuộc thi mang tên TDC2019, với chủ đề Môi trường không khí đã diễn ra rất thành công. Mang niềm yêu thích Kỹ thuật công nghệ đến gần hơn với các bạn học sinh, sinh viên. 

Chung kết Cuộc thi TDC2019 tại Hà Nội

Tiếp nối với sự thành công đó, TDC2020 mở rộng hơn đến với các bạn miền Trung. Cuộc thi với chủ đề Giải pháp thông minh trong khoa học môi trường. Chúng ta cùng tìm hiểu về quá trình tham gia của các nhóm thi tại TDC2020 nhé!

– Các bạn đăng ký tham gia theo nhóm học sinh, sinh viên và cộng đồng từ 3 – 5 thành viên trong độ tuổi từ 13 – 25 tuổi.

– Ngay sau khi xét vòng đăng ký, các bạn có thời gian 4 tháng đi cùng các mentor để phát triển từ ý tưởng lên sản phẩm mẫu để tham gia vòng bán kết.

  • Trong 4 tháng này, các bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu và bài bản về các kỹ năng phát triển sản phẩm, làm việc nhóm, xây dựng hình ảnh sản phẩm và đánh giá sản phẩm qua 4 buổi training:
    • Training 1: Tư duy thiết kế kỹ thuật “Quy trình 9 bước hoàn thiện sản phẩm”
    • Training 2: Kỹ năng làm việc nhóm và tranh luận
    • Training 3:
  • 15 nhóm đội thi được tiếp tục phát triển sản phẩm và đi vào vòng chung kết.
27 đội thi tại Bán kết cuộc thi TDC2020

– Tại vòng chung kết, 6 giải thiết kế xuất sắc nhất được gọi tên. Các đội đều rất xứng đáng, với tiêu chí được đặt lên hàng đầu: sự cấp thiết, khả năng áp dụng và sự sáng tạo của sản phẩm.

  1. IRC-HAL với “Hệ thống cảnh báo cháy rừng từ xa”
  2. ADC Green Life với “Thiết bị đo chất lượng không khí ứng dụng trong trường học”
  3. F.A.M với “Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng tảo – điều khiển, giám sát bằng IoT”
  4. 16T với “Gạt tàn thông minh”
  5. FIRE BLOOD với “Quan trắc, giám sát và nâng cao chất lượng tại các tuyến đường giao nhau”
  6. Electroheat với “Ionic Air Purifier”

2. Mục tiêu của cuộc thi

  • Hỗ trợ phát triển các sản phẩm tiềm năng để đi cùng các bạn học sinh, sinh viên xa hơn nữa.
  • Là môi trường công bằng và minh bạch dành cho sự sáng tạo lên ngôi, dự án sẵn sàng cùng đồng hành với bất kỳ đơn vị nào có thể đóng góp và hỗ trợ phát triển sân chơi này.
  • Tiếp tục thực hiện hàng năm trong các chương trình học của học sinh, sinh viên quan tâm đến khoa học kỹ thuật

3. Tiêu chí sản phẩm:

Các sản phẩm mà các đội cần đáp ứng các yếu tố sau:

  • Mức độ phù hợp với giải pháp liên quan đến bảo vệ môi trường
  • Đơn giản và dễ thực hiện, nhưng áp dụng cách tiếp cận sáng tạo hoặc độc đáo
  • Hiệu quả và khả năng đo lường
  • Khả năng phát triển theo hướng ứng dụng
  • Phương pháp khoa học
  • Khả năng phát triển theo hướng giáo dục STEM

4. Tham gia TDC bạn sẽ nhận được những giá trị gì?

  • Hiểu được tầm ảnh hưởng quan trọng của con người đến mẹ thiên nhiên
  • Được đào tạo các kỹ năng làm việc nhóm, xây dựng sản phẩm, kỹ năng trình bày và phản biện
  • Tiếp xúc với môi trường học tập cởi mở, tiếp xúc với STEM
  • Làm việc với các thầy cô, mentor, từ đó định hướng hơn về con đường của bản thân
  • Có cơ hội nhận giải thưởng có giá trị cao, phát triển sản phẩm với các doanh nghiệp
  • Bên cạnh đó, các đội thi tại các tỉnh thành khác sẽ được hỗ trợ chi phí để đến Hà Nội tham gia nếu lọt vào vòng chung kết. Nhưng TDC2020 lại không may khi tổ chức trong tình trạng dịch bệnh Covid căn thẳng, nên cuộc thi được tổ chức Online để giảm thiểu tối đa dịch bệnh trong nước.

5. Một số hình ảnh khác về cuộc thi