Google Cloud IoT là một nền tảng hoàn chỉnh để kết nối, xử lý, lưu trữ và phân tích dữ liệu trên đám mây. Nền tảng này bao gồm các dịch vụ đám mây có thể mở rộng và được quản lý đầy đủ, cung cấp các phương án xây dựng ứng dụng phong phú có thể tích hợp các dịch vụ dữ liệu lớn, học máy từ nền tảng điện toán đám mây Google.Continue Reading

Luồng dữ liệu trạng thái (đường màu xanh) thể hiện quá trình cập nhật trạng thái của thiết bị lên đám mây. Luồng dữ liệu điều khiển, cấu hình (đường màu đỏ) thể hiện quá trình yêu cầu điều khiển, cấu hình từ xa qua ứng dụng người dùng. Ứng dụng tương tác với đám mây qua Khối API được thiết kế riêng theo kiến trúc REST. Dữ liệu được tổ chức lưu trữ trong CSDL Cloud Firestore thiết kế theo mô hình reported – desired. Trường reported dùng để lưu trữ trạng thái thực của thiết bị và trường desired dùng để lưu trữ trạng thái mong muốn yêu cầu thiết bị thực hiện thay đổi. Hai trường reported và desired có thể chứa nhiều dữ liệu khác nhau được tổ chức theo các cặp key-value tạo nên các khối dữ liệu như thiết kế.Continue Reading

Theo quy trình luồng dữ liệu cảm biến theo 4 bước đã thiết kế ở Phần 2, trên nền tảng điện toán đám mây GCP, nhóm đề xuất thiết kế Quy trình luồng dữ liệu cảm biến trên nền tảng GCP với sự tham gia của Cloud IoT Core, Cloud Pub/Sub, Cloud Functions, Cloud Firestore.Continue Reading

Dịch vụ lưu trữ cho các hệ thống IoT cần khả năng truy vấn nhanh, linh hoạt có thể mở rộng. Do đó, CSDL lưu trữ theo cấu trúc NoSQL là phù hợp nhất theo như thiết kế của ứng dụng nhà thông minh mà nhóm nghiên cứu đang thử nghiệm. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin các dịch vụ cơ sở dữ liệu được cung cấp bởi Google Cloud Platform và so sánh chi tiết giữa Cloud Firestore và Firebase Realtime Database.Continue Reading

Dịch vụ Cloud Pub/Sub là dịch vụ nhắn tin không đồng bộ cung cấp độ tin cậy cao và khả năng mở rộng. Dịch vụ được xây dựng dựa trên thành phần cơ sở hạ tầng cốt lõi của GCP mà nhiều sản phẩm của GCP đã sử dụng trong hơn một thập kỷ qua. Dịch vụ hoạt động theo cơ chế xuất bản/đăng ký (publish/subscribe), phía gửi và phía nhận được tách biệt với nhau và được quản lý, phân phối bởi Cloud Pub/SubContinue Reading

Dịch vụ được sử dụng chính làm CSDL cho hai luồng dữ liệu này là Device Shadow hay còn gọi là Thing Shadow, đây là dịch vụ cung cấp một phiên bản dữ liệu trạng thái của đối tượng (gọi là shadow) thing dưới dạng một tài liệu chuỗi JSON được lưu trữ trên đám mây cho phép các ứng dụng hoặc dịch vụ khác có thể tương tác với trạng thái của thiết bị cho dù thiết bị có đang kết nối đến AWS hoặc không.Continue Reading

Amazon SQS (Simple Queue Service): là dịch vụ hàng đợi được cung cấp bởi đám mây AWS với các tính năng bảo mật, dữ liệu lưu trữ bền vững an toàn cho phép tích hợp và phân tách các hệ thống nhắn tin phân tán. AWS Lambda: là dịch vụ kiến trúc không máy chủ (serverless) được cung cấp bởi AWS, giúp thực thi các đoạn mã logic dưới dạng các hàm độc lập mà không cần phải quản lý máy chủ, các hàm Lambda chỉ thực thi khi cần thiết để xử lý các sự kiện.Continue Reading

Nền tảng điện toán đám mây IoT ra đời là kết quả tất yếu với sự kết hợp giữa công nghệ IoT và điện toán đám mây, đóng vai trò là thành phần trung tâm trong kiến trúc IoT giúp kết nối thế giới thực với thế giới ảo và cho phép các đối tượng giao tiếp với nhau.Continue Reading

Thuật ngữ Internet of Things (IoT) lần đầu tiên xuất hiện năm 1999 [1], trong hơn 2 thập kỷ qua định nghĩa về IoT đã tổng quát hơn rất nhiều vì sự phát triển nhanh chóng và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhìn chung, Internet of Things là thuật ngữ mô tả mạng lưới các thực thể vật lý, tích hợp các cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác nhằm mục đích kết nối, trao đổi dữ liệu với các thực thể khác qua môi trường Internet [2].Continue Reading