Nền tảng điện toán đám mây IoT ra đời là kết quả tất yếu với sự kết hợp giữa công nghệ IoT và điện toán đám mây, đóng vai trò là thành phần trung tâm trong kiến trúc IoT giúp kết nối thế giới thực với thế giới ảo và cho phép các đối tượng giao tiếp với nhau.Continue Reading

Thuật ngữ Internet of Things (IoT) lần đầu tiên xuất hiện năm 1999 [1], trong hơn 2 thập kỷ qua định nghĩa về IoT đã tổng quát hơn rất nhiều vì sự phát triển nhanh chóng và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhìn chung, Internet of Things là thuật ngữ mô tả mạng lưới các thực thể vật lý, tích hợp các cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác nhằm mục đích kết nối, trao đổi dữ liệu với các thực thể khác qua môi trường Internet [2].Continue Reading

Công suất và năng lượng tiêu thụ của MCU ảnh hưởng đến các quyết định thiết kế về nguồn, thời gian sử dụng pin, và kể cả nhiệt độ hoạt động trong các ứng dụng nhúng. Nhất là khi đối mặt với các ứng dụng được cung cấp năng lượngContinue Reading

Một sản phẩm hay mẫu thử sẽ được bắt đầu từ ý tưởng, từ nhu cầu thị trường. Thiết kế phần cứng, phần mềm của sản phẩm sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tính năng, chi phí và thời gian hoàn thiện. Giai đoạn thiết kế – thi công phần cứng và phần mềm bao gồm các việc liên quan đến chuyên môn phần cứng và các việc liên quan đến chuyên môn phần mềm và cả những việc cần phối hợp cả hai. Bài viết này sẽ trình bày 5 bước thiết kế – thi công phần cứng và phần mềm để tạo thiết bị mẫu thử (prototype) hệ thống nhúng, IoT.Continue Reading

Bên cạnh các đánh giá liên quan đến chiếm dụng tài nguyên bộ nhớ, độ tin cậy – tỉ lệ cập nhật thành công thì thời gian thực hiện cập nhật chương trình từ xa cũng là một tiêu chí quan trọng cần thử nghiệm và đánh giá trong nghiên cứu này.  Khối DWT (Data Watch and Trace) bên trong vi xử lý ARM Cortex – M được sử dụng để đếm số clock cycles của vi xử lý khi thực hiện cả quá trình cập nhật chương trình từ xa và các quá trình thành phần. Ba chương trình ứng dụng với kích cỡ lần lượt là 15KByte, 30KByte và 60KByte. Mỗi chương trình được biên dịch tạo thành 1 tập tin dạng HEX và một tập tin dạng BIN. Thử nghiệm cập nhật chương trình 100 lần với mỗi tập tin.Continue Reading

Sau khi hoàn thành thiết kế phần cứng và hoàn thành chương trình thực nghiệm sử dụng thư viện cập nhật chương trình từ xa thì tỉ lệ cập nhật chương trình đã được kiểm thử với 03 chương trình ứng dụng với 03 kích cỡ khác nhau là 15KByte, 30KByte và 60KByte. Mỗi chương trình được biên dịch và tạo thành 1 tập tin dạng Hex và 1 tập tin dạng Bin. Mỗi tập tin được thử nghiệm 100 lần và cho kết quả tỉ lệ cập nhật thành công là 100%. Kết quả này cho thấy độ tin cậy của thư viện xây dựng được trong việc cập nhật thành công là rất cao, có thể áp dụng thực tế được.Continue Reading

Với tính năng cập nhật chương trình từ xa, có những tiêu chí mà nhóm nghiên cứu đã quan tâm và thực hiện đánh gia bao gồm: tiêu chí thứ nhất là việc chiếm tài nguyên bộ nhớ khi triển khai tính năng OTA; tiêu chí thứ hai là tỉ lệ thành công khi thực hiện OTA, độ tin cậy khi thực hiện OTA; tiêu chí thứ ba là thời gian thực hiện quá trình OTA. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày về tiêu chính đầu tiên một cách cụ thể. Continue Reading

Thư viện cập nhật chương trình từ xa đã được nhóm nghiên cứu thực hiện hoàn thiện kèm với phần cứng và chương trình ứng dụng mẫu để có thể thử nghiệm và đánh giá kết quả. Kết quả nhóm nghiên cứu thực hiện đã tạo ra các sản phẩm cụ thể về phần cứng và phần mềm được trình bày trong bài viết này. Continue Reading