Vì sao Vi điều khiển có nhiều chân nguồn

Chúng ta thường thấy ở mỗi con MCU hay có nhiều chân nguồn như Vcc, Vdd, Vee, Vss, Gnd,… Nhưng mỗi ký hiệu nó biểu thị cho nhiều chức năng của chân pin đó. Hôm nay mình chia sẻ 1 số vấn đề liên quan dẫn tới việc có nhiều cái ký hiệu pin nguồn như vậy.


+ Tùy mỗi MCU có thể sẽ hoạt động với nhiều mức điện áp cấp khác nhau như 5v, 3.3v,…và trong mcu sẽ có module digital, module analog, và cả nhiều module khác, nên sẽ cần thiết có nhiều chân pin khác nhau.

+ Việc sử dụng nhiều chân pin nguồn cũng sẽ giảm dòng trên các pin. Chúng ta cứ hiểu đơn giản như dòng 1A mà chia ra 10 luồng thì mỗi luồng chỉ chạy tầm 0.1A thôi là đủ rồi.
Mà dòng nhỏ thì nhiệt ở mỗi chân cũng sẽ ít hơn.

+ Sử dụng nhiều chân nguồn cũng sẽ làm giảm trở kháng của nguồn cung cấp đi vào mcu, điều này cũng sẽ giúp giảm nhiễu nguồn.

+ Sử dụng nhiều chân nguồn cũng sẽ giúp cho việc phân phối nguồn cho các phần trong mcu được tốt hơn. hạn chế ảnh hưởng giữa các phần với nhau.

+ Tương thích với dòng chip cũ

+ Phân bố domain nguồn, domain nguồn nằm đâu thì chân nguồn nằm đấy. Vừa đủ là tốt nhất ( vì tính kinh tế, đóng gói là khâu tốn kém)

+ Các cặp vcc-gnd thường đối xứng với nhau, điều này sẽ tạo ra các điện trường ngược hướng nhau, triệt tiêu lẫn nhau trên chính chip.

Ở trên là mấy cái cơ bản mình tìm hiểu được để chia sẻ cho mọi người nắm, nhưng còn nhiều lý do khác nữa, ai biết cứ chia sẻ nha.

Goodluck!!!

-Wiki