Khóa học lập trình họ vi điều khiển MSP430 bao gồm tổng quan về vi điều khiển và đi sâu vào cấu trúc họ vi điều khiển MSP430 cùng với các bài tập thực hành áp dụng được thực hiện trên Launchpad MSP430G2553 và cách board thực hành mở rộng do TAPIT thiết kế.

Khóa học phù hợp với sinh viên các ngành Điện tử – Viễn thông, Hệ thống nhúng, Cơ điện tử, Tự động hóa, Điện, Sư phạm kỹ thuật hoặc các ngành khác có liên quan đến lập trình vi điều khiển, thiết kế hệ thống nhúng thuộc các trường Đại học Bách Khoa, Đại học SPKT, Duy Tân tại Đà Nẵng.  

MỤC TIÊU KHÓA HỌC

  • Bạn sẽ có được những kiến thức căn bản về hệ thống nhúng, kỹ thuật vi xử lý, vi điều khiển. Và đặt biệt là năm chắc các kiến thức cơ bản liên quan đến vi điều khiển MSP430.
  • Tự tay xây dựng được các đề tài liên quan đến vi điều khiển MSP430. Thành thạo ứng dụng lập trình C vào từng đề tài.
  • Sau khóa học, bạn vẫn được tư vấn, hỗ trợ về các đề tài và được hỗ trợ địa điểm, thiết bị để tự học.

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Buổi 1: Ôn tập ngôn ngữ lập trình C – Cấu trúc chương trình, hằng, biến, toán tử, biểu thức, lệnh vòng lặp, lệnh điều kiện, mảng… Thực hành trên phần mềm DevC++.

Buổi 2: Điện tử cơ bản – Các linh kiện điện tử cơ bản, đọc hiểu các mạch điện tử đơn giản.

Buổi 3: General Purpose Input Output – Các cổng nhập xuất với mục đích cơ bản. GPIO chính là cửa ngõ để giao tiếp giữa vi điều khiển với “thế giới bên ngoài”. Thực hành với LED và nút bấm.

Buổi 4: Interrupt – Thường được gọi là ngắt, là một tín hiệu khẩn cấp gởi đến bộ xử lí, yêu cầu bộ xử lí tạm ngừng tức khắc các hoạt động hiện tại để “nhảy” đến một nơi khác thực hiện một nhiệm vụ khẩn cấp đó. Thực hành với nút bấm.

Buổi 5: Phương pháp quét LED 7 đoạn, kết hợp với Interrupt. Thực hành trên mạch LED 7 đoạn có nút bấm.

Buổi 6: Universal Asynchronous Receiver – Transmitter – Được sử dụng trong việc truyền dẫn dữ liệu nối tiếp giữa vi điều khiển và các thiết bị ngoại vi.

Buổi 7: Analog to Digital Converter – Dữ liệu trong thế giới của chúng ta là các dữ liệu tương tự. Trong khi VĐK chỉ thao tác với các giá trị rời rạc từ 2 bit 0 và 1. Chức năng ADC giúp VĐK có thể đọc được các giá trị đó. Thực hành với biến trở.

Buổi 8: Thực hành với mạch cảm biến nhiệt độ, quang trở.

Buổi 9: Pulse Width Modulation – Là phương pháp điều chỉnh điện áp ra tải, hay nói cách khác, là phương pháp điều chế dựa trên sự thay đổi độ rộng của chuỗi xung vuông, dẫn đến sự thay đổi điện áp ra. Thực hành điều khiển độ sáng của đèn LED..

Buổi 10: Inter-Integrated Circuit – I2C là một giao thức kiểu Multi-Master và Multi-Slave được tích hợp sẵn trong nhiều thiết bị. Thực hành đọc thời gian thực với mạch sử dụng IC RTC.

Buổi 11: Sử dụng cơ bản các chức năng vẽ mạch nguyên lý, mạch in, 3D trên phần mềm Altium.

Buổi 12: Chủ đề thiết kế nguồn. Chủ đề truyền dữ liệu không dây. Đề tài cuối khóa.

LỊCH HỌC: Dự kiến khai giảng vào giữa tháng 02/2019.
Địa điểm: 40 Chơn Tâm 2 (Đối diện Đại học Sư phạm ĐN)
Số lượng tối đa: 12 sinh viên
Học phí: 1.000.000 VNĐ
Trainer: Ks.Nguyễn Huỳnh Nhât Thương
Để đăng ký, học viên cần điền đầy đủ các thông tin sau và gửi qua inbox Fanpage: TAPIT – Learning, Research and Sharing Community
Họ và tên:
Lớp:…/Trường:…
SĐT:
Email:
Mọi thắc mắc vui lòng inbox Fanpage Facebook.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm!