Site icon TAPIT

Thiết kế hệ thống IoT đơn giản dùng giao thức MQTT kết hợp PHP-MySQL và Node.js

Hiện nay, MQTT và HTTP là hai giao thức phổ biến bậc nhất dùng cho các thiết bị Internet of Things (IoT), mỗi giao thức được thiết kế sử dụng phù hợp trong các ngữ cảnh khác nhau sẽ giúp hệ thống IoT trở nên linh hoạt và hiệu quả.

Đối với các ứng dụng cần lưu trữ dữ liệu lâu dài và hiển thị website, ngôn ngữ phổ biến mà mình nhận thấy các bạn thường xuyên sử dụng là PHP kết hợp với cơ sở dữ liệu quan hệ MySQL. Phương pháp phổ biến khi kết hợp vào hệ thống IoT là dữ liệu được thiết bị gửi đến máy chủ qua giao thức HTTP theo các phương thức GET, POST,… Tại máy chủ, ngôn ngữ PHP được lập trình sẵn thực hiện đọc dữ liệu gửi đến từ thiết bị và thực thi các câu lệnh truy vấn SQL để lưu trữ vào cơ sở dữ liệu MySQL. Tương tự, trong trường hợp cần hiển thị ra website, ngôn ngữ PHP cũng có thể đọc dữ liệu từ cơ sở dữ liệu MySQL sau đó dữ liệu trả về kết hợp với các ngôn ngữ HTML, CSS, Javascript để hiển thị số liệu cho người dùng giúp giám sát, vận hành hệ thống. Các quá trình trên hoạt động theo mô hình request/response phù hợp để sử dụng ngôn ngữ PHP vốn chạy trên môi trường máy chủ website. Tuy nhiên, việc sử dụng ngôn ngữ PHP cho giao thức MQTT lại không đơn giản như vậy, MQTT hoạt động theo cơ chế publish/subscribe, nghĩa là client cần giữ kết nối liên tục với broker để thực hiện gửi/nhận gói tin liên tục mà không cần kết nối lại, đặc biệt tính chất này rất cần thiết đối với tính năng subscribe để đảm bảo không bị mất dữ liệu. Hiện nay có một số thư viện PHP hỗ trợ thực thi MQTT client bằng cách kết hợp thêm một số cơ chế giữ kết nối với broker tuy nhiên việc sử dụng cũng thường gặp nhiều khó khăn, vì vậy có một cách tốt hơn và cũng dễ thực hiện là có thể kết hợp với một ngôn ngữ khác như Node.js đóng vai trò là MQTT client kết nối giữa thiết bị với cơ sở dữ liệu MySQL và máy chủ website dùng PHP.

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thiết kế kiến trúc máy chủ đơn giản cho hệ thống IoT dùng để quản lý các thiết bị sử dụng giao thức MQTT kết hợp các ngôn ngữ Node.js, PHP và cơ sở dữ liệu MySQL. Trong khuôn khổ bài viết, mình sẽ hướng dẫn cụ thể về chương trình ứng dụng Node.js, còn các nội dung về giao thức MQTT, ngôn ngữ PHP kết hợp MySQL hay thiết kế giao diện website nếu có thời gian mình sẽ hướng dẫn ở những bài viết khác.

Giả sử chúng ta cần thiết kế một hệ thống IoT đơn giản để quản lý thiết bị với các tính năng như sau:
– Thiết bị thu thập dữ liệu cảm biến nhiệt độ, độ ẩm và gửi đến máy chủ định kỳ qua giao thức MQTT (Sensor update)

– Trạng thái Relay sau khi được điều khiển sẽ được thiết bị cập nhật lên máy chủ qua giao thức MQTT (Relay state)

– Tất cả dữ liệu gửi lên từ thiết bị sẽ được lưu trữ vào cơ sơ dữ liệu MySQL (Saving data)

– Từ giao diện website có thể đọc dữ liệu từ cơ sở dữ liệu để hiển thị giám sát (Read data) và gửi dữ liệu điều khiển Relay xuống thiết bị (Relay command)

Chúng ta có thể thiết kế kiến trúc hệ thống như sau:

Giải thích:

Device (Thiết bị): có thể là một board ESP8266/ESP32, một module sim, một máy tính nhúng,… sao cho có thể kết nối kết nối Internet và giao tiếp với máy chủ qua giao thức MQTT. Nếu các bạn sử dụng board ESP8266 hoặc ESP32 trên nền Arduino IDE thì có thể xem qua các bài hướng dẫn lập trình Internet of Things được nhóm TAPIT IoTs chia sẻ tại đây

– Server (Máy chủ): 

Các bạn có thể cài đặt broker Mosquitto miễn phí tại đây:

Kết nối MQTT Broker và xử lý gói tin Subscribe

Kết nối MySQL và viết hàm truy vấn

Tạo HTTP server để giao tiếp với website

http://farming.tapit.vn:3001/control?RL={relay}&VAL={state}

Ngoài ra, để dữ liệu hiển theo thời gian thực, có thể kết hợp thêm ngôn ngữ Javascript với kỹ thuật AJAX và hàm setInterval() để định kỳ request đến một trang PHP đọc dữ liệu từ cơ sở dữ liệu MySQL. Trong khuôn khổ bài viết này mình sẽ không đi sâu vào các kỹ thuật này.

Ví dụ table sensor lưu trữ giá trị cảm biến:

Ví dụ table relay lưu trữ giá trị điều khiển relay: 

Trên đây mình đã hướng dẫn các bạn cách thiết kế một hệ thống IoT để quản lý, điều khiển các thiết kết nối và tương tác với máy chủ qua giao thức MQTT. Hy vọng qua các ví dụ đơn giản trong bài viết sẽ giúp các bạn có thể hiểu và tự mình tạo ra các ứng dụng IoT thật tuyệt vời nhé.
Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Nhóm TAPIT IoTs