Site icon TAPIT

Khóa Vi điều khiển STM32 – Vi xử lý ARM Cortex M

Khóa học lập trình vi điều khiển STM32 cung cấp kiến thức về dòng vi điều khiển STM32 – một vi điều khiển lõi ARM Cortex M được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Qua khóa học, học viên nắm các kiến thức nền tảng và có khả năng thực hành, xây dựng các mô hình, ứng dụng thực tiễn của vi điều khiển, hệ thống nhúng thông qua các ngoại vi như GPIO, External Interrupt, UART, I2C, ADC, TIMER, PWM, DMA, RTC, WDT và các chế độ tiết kiệm năng lượng. Phần mềm STM32CubeMX và Keil-C/STM32CubeIDE được sử dụng kết hợp trong khóa học, giúp các bạn học viên có thể tiếp cận dòng vi điều khiển 32bit này một cách thuận tiện dựa trên thư viện HAL. Công cụ Debug, kĩ năng đọc datasheet, phân tích schematic cũng được trang bị để học viên có thể hiểu sâu về cấu trúc và nguyên lý hoạt động.

? Khi tham gia khóa học, bạn sẽ:

? Chương trình học
Module 1 Tổng quan về chương trình học
Ôn tập và thực hành ngôn ngữ lập trình C
Các tài liệu hỗ trợ trong khóa học
Phân tích phần cứng thực hành và công cụ phát triển STM32CubeIDE
Chương trình đầu tiên và phân tích thao tác và các giao diện phần mềm.
Module 2 Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng hiệu quả thư viện HAL
Debug chương trình STM32, phân tích cấp độ thanh ghi. 
Nhập xuất cơ bản GPIO: INPUT, OUTPUT
Giới thiệu ứng dụng chức năng GPIO trong dự án thực tế
Module 3 System Exceptions & Interrupts
Ngắt ngoài – External Interrupt (EXTI)
Luồng thực thi chương trình nhúng, hoạt động của CPU và DMA với bộ nhớ và các ngoại vi
Module 4 Clock Tree: nguồn cấp clock, và mạng lưới phân phối clock của STM32 
Timer: Time base unit
Timer: Điều chế độ rộng xung (PWM)
Thực hành điều khiển độ sáng LED và tốc độ động cơ. 
Module 5 Truyền thông nối tiếp bất đồng bộ UART
Truyền dữ liệu nhiều định dạng sử dụng sprintf – Giao tiếp với máy tính và Module SIM
Sử dụng các thiết bị USB TTL, logic analyzer 
Phân tích UART, RS232, RS485 trong dự án thực tế
Module 6 Giao tiếp I2C – Phân tích với I2C-to-LCD piggy-back board
Thực hành viết thư viện cho dự án STM32
Module 7 Bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự – tín hiệu số ADC
Các chế độ hoạt động của ADC và thực hành 
Phân tích dự án, tối ưu độ chính xác ADC: Đọc giá trị điện áp và dòng điện 4-20mA
Module 8 Thiết kế tiết kiệm năng lượng cho vi điều khiển
Các chế độ tiết kiệm năng lượng: Sleep, Stop, Standby
Đồng hồ thời gian thực RTC
Thiết kế chống treo: Time out, Watchdog Timer.

 

? Thông tin lớp học
Trainer: Mr. Nguyễn Huỳnh Nhật Thương 
Thời gian học: 19h30 – 22h30 thứ 3 và thứ 5 hàng tuần 
Dự kiến số lượng: 12 học viên /1 lớp 
Hình thức: Online trên nền tảng Zoom
Học phí: 2.000.000 đồng/học viên
Ưu đãi học phí: Học phí được giảm 10% (tương đương 200.000 VNĐ) với những bạn:
1/ Hoặc đăng ký theo nhóm từ 2 người.
2/ Hoặc được giới thiệu tham gia khóa học bởi thành viên/học viên của TAPIT.
Vậy còn chần chờ gì, cùng rủ bạn bè mình tham gia và nhận ưu đãi từ TAPIT bạn nhé!
Điều kiện học tập:
*Tài liệu hỗ trợ học tập chi tiết, dễ hiểu bao gồm tài liệu lý thuyết và thực hành
*Hỗ trợ online ngoài giờ học: làm bài tập và các nghiên cứu khác.
Liên hệ Fanpage TAPIT để được tư vấn và đăng kí tham gia khóa học. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!

 Tìm hiểu thêm:
– Khoá học Internet of Things